Tuần 8. Đọc mở rộng: Bài văn về gia đình
Ông ngoại
Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.
Một sáng, ông bảo :
- Ông cháu mình đến xem trường thế nào.
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.
Theo Nguyễn Việt Bắc

Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con mắt đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Cha tôi
Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đấy cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.
Hằng ngày, cha phải thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.
Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa, đón khách. Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.
Cha rất quý chiếc xích lô. Cha bảo nó đã nuôi sống cả nhà mình.
Theo Từ Nguyên Tĩnh
Vầng trăng của ngoại
1. Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê với ông ngoại nửa tháng. Sáng sớm, My và Bin được tiếng gáy của chú gà trống đánh thức. Hai chị em vùng dậy, gấp chăn màn thật nhanh, rồi ra sân tập thể dục với ông.
Ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng.
Buổi tối, ba ông cháu kê chõng tre ra sân. Ông dạy chị em My tìm các vì sao trên trời. Mãi đến khuya, hai chị em mới chịu vào nhà và lập tức chìm vào giấc ngủ.
2. Có đêm, My chợt tỉnh giấc, thấy một quầng sáng bên bàn. Mắt nhắm mắt mở, cô bé gọi:
- Ngoại ơi, trăng này!
Ông ngoại dịu dàng:
- Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy mà.
My tỉnh hẳn. Cô bé nhìn chiếc đèn được che cẩn thận. Hoá ra ông đang khâu lại cái quần của cu Bin bị rách. Cô bé mỉm cười:
- Ngoại ơi, hoá ra đấy là vầng trăng của ngoại!
Theo Lê Thanh Nga
* Từ ngữ
- Chõng: đồ dùng bằng tre nứa, để nằm hoặc ngồi, hình dáng giống cái giường nhưng hẹp và thấp hơn.
- Quầng sáng: vùng sáng toả rộng quanh một vật phát sáng trong đêm.
- Ngoại: ông ngoại hoặc bà ngoại (gọi tắt).
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trức ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Bà và cháu
Chuyện đời xưa Sơn đã được xem trên đài truyền hình không biết bao nhiêu lần, nhưng Sơn vẫn thích nghe bà kể chuyện hơn. Cái miệng của bà móm mém là thế mà kể chuyện cổ tích đến là hay!
Một bữa, buồn quá không biết làm gì, bà mon men đến bên lũ trẻ. Nhưng khi bà vừa chạm tay vào đồ chơi, Sơn đã la lên:
Sơn cũng cười, phô hai cái răng to như hai hạt ngô ngộ nghĩnh ….
Ngọc Hồng
Câu chuyện về quả cam
Gia đình nọ có hai người con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ.
- Con ăn đi cho chóng lớn ! Cậu bé cầm quả cam thích thú : “Chắc ngon và ngọt lắm đây” . Bỗng cậu bé nhớ đến chị : “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.
Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ : “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói :
- Con gái tôi ngoan quá !
Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn.
Theo Lê Sơn
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
Theo: Nguyễn Thị Hoan
Chiếc bi đông của ông ngoại tôi
Ông tôi có một chiếc bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa”, tức là khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc ông xông pha ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa….
Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng, có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợ dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng…
Có lần tôi hỏi ông:
- Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à?
Ông tôi mỉm cười:
- Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc!
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích:
- Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.
Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học….
Hồ Thị Mai Quang
- Hằng, con phải biết nhường em chứ! Em có bệnh mà con, em thiệt thòi lắm!
Còn mẹ lại nói:
Ba mẹ dành hết tình thương cho em Huy rồi. Mà Hằng đâu thấy nó bênh hay đau gì đâu? Thiệt thòi à! Hằng chẳng thấy nó thiệt thòi gì. Được người lớn nuông, nó càng nghịch. Nó hay phá đồ chơi của Hằng. Có lần, nó lấy sổ bé ngoan của Hằng xé toang, tức mình, Hằng gọi nó là “thằng quỷ sứ”. Nó nhỏ hơn Hằng hai tuổi, nhưng là con trai nên khỏe, nó vật ngã được Hằng, đấm vào lưng Hằng “bịch bịch”. Hằng ghét nó! Hằng lén nhéo nó thiệt đau, nó khóc ré lên. Hằng giấu đồ chơi để chơi riêng. Hằng hay lấy cớ sang nhà bạn chơi, bỏ nó một mình. Ghét!
Hết hè này, Hằng vào lớp một, trường học gần nhà. Em Huy được bốn tuổi, đáng lẽ nó đi mẫu giáo từ năm ngoái cơ.
Thì ra đến giờ Hằng mới biết em có tật, em không nghe, không học nói được. Từ lâu, ba mẹ đưa em đi chữa bệnh đủ nơi , nhưng Hằng chẳng để ý xem em bệnh gì. Hằng đã có lỗi với em rồi!
Biết lấy gì đền bù cho em đây?
Cái tên Huy của em thiệt đẹp, mà em đâu biết. Con chim hót, con dế gáy, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi... em nào nghe được.Xem ti vi em chỉ coi được phần hình. Nghĩ đến đó, Hằng thương em quá! Nhất định mình không tranh giành với em nữa, nhường cho em hết.
Từ ấy, trong giấc ngủ, Hằng thương mơ thấy em Huy nói, nó gọi: “Chị Hằng, chị Hằng” Nghe rất vui.
Ba mẹ cầu mong từng ngày em Huy sẽ nói được, vì hình như em không đến nỗi điếc lắm. Ba dặn không được “ra dấu” với em, mà rằng nói to để em nghe được tiếng nào hay tiếng đó. Ba bảo đợi Huy thêm vài tuổi nữa, nếu không nói được, chắc phải đi học ở trường Niềm Vui dành cho trẻ em khiếm thính, rất xa nhà.
Nếu mai này em phải đi học xa ... Thương em biết chừng nào.
Nguyễn Phi Hùng
Chị em tôi
Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba tôi mỉm cười:
- Ờ, nhớ về sớm nghe con!
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận,nhưng đều tặc lưỡi cho qua.
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đưa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyến sang giận giữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
- Em đi tập văn nghệ.
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười giả bộ ngây thơ:
- Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo chị đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồm rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.
Từ đó tôi không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
Theo Liên Hương
Quà tặng mẹ
Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ? Nhi đâm chiêu suy nghĩ như người lớn. Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê? Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “ Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”.
Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hông, cây cúc ông trồng đang nở hoa, khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều cho mẹ. Nhi muốn món quà tặng mẹ thật ý nghĩa.
Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì.
Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái. Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nho:
Ông nhớ giữ bí mật cho cháu đấy nhé!
Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tương ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp.
Sáng hôm sau, không đợi mẹ goi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi giương cô bé đã reo lên:
Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!
Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông cúc, bông hông nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi.
Bùi Anh Tôn
Mẹ tôi
Có lẽ với ai đó khi nghĩ về mẹ, về những món ăn mẹ nấu sẽ nhớ nhiều đến thứ ngon vật lạ, còn tôi đơn giản chỉ là món canh rau mồng tơi thuở ấy.
Ngày đó bố mất, mẹ một mình nuôi ba anh em ăn học, bữa cơm của mấy mẹ con chẳng bao giờ có đủ thịt cá. Cơm dọn ra chỉ bát nước mắm, vài quả cà với nồi canh rau mồng tơi, gần như là ngày nào cũng vậy. Rau mẹ hái ở ngoài vườn rửa sạch, nước đổ vào nồi nổi lửa, đợi sôi lên thì thả rau, thêm ít muối trắng, bắc xuống thế là thành canh. Bữa nào mẹ đi chợ mua ít thịt bỏ vào nồi canh trở nên ngọt lạ, hôm đó tôi ăn nhiều hơn, đưa bát liên tục. Mẹ bảo: “Nấu canh có thịt dễ ăn hơn phải không con?”. Tôi ngoan ngoãn gật đầu. Thế là từ bữa đó nồi canh rau mồng tơi thay vì chỉ có nước lã đã có thêm thịt. Tôi lớn dần bên mẹ cùng với món sở trường là canh rau mồng tơi, ăn hoài thành nghiền. Mà lạ một nỗi vườn nhà tôi trồng rau gì cũng không thể phát triển được trừ rau này. Ngày tôi vào đại học, mẹ cũng ăn mừng bằng nồi canh rau mồng tơi, nhưng lần này là nấu bằng nước luộc gà. Trước hôm tôi đi, mẹ dặn đủ điều sợ con điều gì cũng không biết. Lúc mẹ tiễn ra xe, tôi chẳng dám ngoái lại nhìn nhưng qua gương chiếu hậu tôi thấy mẹ khóc. Hình ảnh mẹ gầy ốm, đứng lẻ loi cuối con đường cứ bám riết lấy tôi suốt chặng đường dài... Thời gian trôi nhanh quá! Giờ ngồi nhớ lại tất cả tôi không nghĩ gia đình mình đã trải qua những tháng ngày vất vả như thế.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi lúc này là hằng ngày đi làm về nhìn thấy mẹ, cất tiếng gọi "mẹ ơi" và để tôi có thời gian bù đắp vào khoảng thời gian trước đó - khoảng thời gian mà tôi biết mẹ đã thắt lưng buộc bụng nuôi các con thành người.
(Theo "Diễn đàn những câu chuyện cảm động về mẹ")
Những con cò, cây bắp cải, mẹ và bé
Sáng chủ nhật, mẹ đèo Hoài qua Tràng Thi vào bệnh viện. Có rất nhiều các bác, các cô đang ôm những chiếc bụng nặng nề, đi lại mệt mỏi và đau đớn. Các bác sĩ cũng đi lại tất bật, an ủi các bà mẹ rằng: chẳng mấy nữa các em bé sẽ được sinh ra. Tiếng một vài em bé khóc khiến Hòai háo hức hơn mỗi lần chơi búp bê. Em bé nhà cô Vân đang ngủ say bên bầu vú mẹ. Cô Vân vuốt tóc Hoài:
Mẹ gật đầu:
Thu Hiền

Giấc mơ của Tí
Nhưng chỉ một tuần sau, chú gấu bông đã bị mất hai mắt, chú thỏ bị rách tai, máy bay không còn cánh quạt. Chú rô-bốt mới thật thảm thương: một cánh tay bị gãy lìa, nắp đậy ở sau lưng bị mất, hai cục pin rơi cả ra ngoài.
Đồ chơi hỏng, Ti chẳng buồn chút nào. Bé nghĩ: “Ba mẹ sẽ mua cho mình nhiều đồ chơi khác nữa mà không cần phải đợi đến ngày sinh nhật. Vậy mình giữ gìn những đồ chơi cũ này làm gì!”
Ti đáp:
Thỏ than thở:
Trực thăng cằn nhằn:
Ro bốt la lên:
Xe hơi bèn nói:
Siêu nhân rủ:
Các đồ chơi bảo nhau:

Thân Thị Hoàng Oanh @ 16:07 05/11/2022
Số lượt xem: 1776
- Tuần 7. Đọc mở rộng: Thơ về gia đình (18/10/22)
- Tuần 5. Đọc mở rộng: Truyện về gia đình (11/10/22)
- Thơ văn về đồ vật, con vật (09/10/22)
- Tuần 6. Đọc mở rộng: Bài đọc về gia đình (06/10/22)
- Ông bà (05/10/22)
TV 2. Đọc mở rộng - Tuần 8